12/5/10

Giấc mơ về chiếc ôtô Việt Nam sắp thành hiện thực

Vào những ngày đầu tháng 4/2010, Xưởng đúc khuôn mẫu của Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) tại Phổ Yên - Thái Nguyên đã chính thức đi vào hoạt động với công suất đúc lên tới 350.000 tấn sản phẩm/ năm. Xưởng đúc khuôn mẫu này ra đời sẽ góp phần quan trọng giúp Vinaxuki tạo ra khung vỏ ôtô hoàn chỉnh từ thép tấm, giúp ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thoát khỏi tiếng lắp ráp giản đơn với 4 khâu cơ bản là hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định.

Với việc đưa xưởng đúc khuôn mẫu đi vào hoạt động, thì Vinaxuki không chỉ làm ra các khuôn mẫu dập khung vỏ xe tải mà ngay cả các mẫu xe du lịch cũng sẽ được thực hiện tại đây, biến giấc mơ về chiếc xe ôtô Việt Nam dần trở thành hiện thực.

vinaxuki1.jpg
Đổ khuôn mẫu tại Xưởng khuôn mẫu (Phổ Yên, Thái Nguyên)

Song song với việc đầu tư vào xưởng đúc khuôn mẫu cho xe ôtô, ngay từ giữa năm 2009 Vinaxuki cũng đã có một bước đi quan trọng để hướng tới sản xuất chiếc ôtô du lịch của Việt Nam, đó là triển khai thực hiện hợp đồng mua thiết kế và chuyển giao công nghệ chế tạo ô tô bao gồm cả việc giám sát sản xuất tại Vinaxuki với Công ty Nagara (Nhật Bản).

Đây là dự án được đầu tư với công nghệ cao để sản xuất xe con theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản. Vinaxuki đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng đầu tư các thiết bị, máy móc, nhà xưởng để đáp ứng các yêu cầu của phía đối tác nhằm triển khai có hiệu quả việc chuyển giao công nghệ sản xuất từ phía Nhật Bản.

Mô tả ảnh.
Phần chày của khuôn mẫu cửa xe được đúc xong

Tại nhà máy ôtô chính của Vinaxuki ở Mê Linh - Hà Nội hàng loạt các thiết bị cơ khí chính xác điều khiển hoàn toàn bằng kỹ thuật số PLC như máy trung tâm gia công 5 chiều chuyển động có thể kết nối dữ liệu trực tiếp với các chuyên gia tại Nhật Bản; máy dập song động điều khiển kỹ thuật số PLC; máy đo 7 chiều loại lớn phục vụ kiểm tra khi chế tạo và thiết kế do hãng Faro (Mỹ) sản xuất; Robot điều khiển cắt Laser, robot tự động hóa trong khâu hàn và dập của hãng ABB (Thụy Sỹ), máy cắt tự động… đã được lắp đặt để phục vụ cho sản xuất ôtô.

Trung tâm thiết kế ôtô đã đi vào hoạt động với nhiều thiết bị hiện đại. Tại trung tâm này luôn có 7 chuyên gia thiết kế của Nhật Bản trực tiếp làm việc để tạo ra các mẫu xe, bên cạnh đó là đào tạo và chuyển giao công nghệ thiết kế xe cho các kỹ sư, kỹ thuật viên của Vinaxuki. 2 mẫu xe du lịch, một mẫu 7 chỗ và 1 mẫu 5 chỗ cũng đã được thiết kế xong trên mô hình nhựa có kích cỡ bằng 1/3 so với mẫu xe thật với chi phí mỗi mẫu hơn 10 tỷ đồng.

Một máy quét hiện đại đang quét toàn bộ thân vỏ xe, truyền dữ liệu cho các chuyên gia thiết kế để tạo ra khuôn mẫu hoạt động liên tục trên 2 mẫu xe kể trên. Những dữ liệu từ máy quét này sẽ giúp các chuyên gia Nhật Bản tạo dựng nên các khuôn mẫu chính xác trên máy tính. Từ đó sẽ truyền cho máy tạo khuôn mẫu xe trên chất liệu xốp, rồi từ khuôn mẫu trên chất liệu xốp sẽ được mang lên Phổ Yên ra tạo khuôn đúc và đúc ra các khuôn mẫu bằng hợp kim. Sau đó các khuôn mẫu hợp kim được đưa về nhà máy tại Mê Linh chỉnh sửa trên hệ thống máy mài, gọt, rũa điều khiển PLC và sẽ trở thành những bộ khuôn mẫu xe ôtô các loại.

Mô tả ảnh.
Khuôn mẫu sau khi đã được chỉnh sửa ( mài , gọt, rũa) xong.

Mỗi 1 bộ khuôn mẫu ôtô nếu phải nhập khẩu rẻ cũng phải mất 15 triệu USD, có những bộ khuôn đắt tiền lên tới 30 triệu USD. Thời gian để tạo ra các khuôn mẫu này cũng phải mất cả năm trời, nay tất cả đều có thể được làm ra tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, trong sản xuất ô tô yêu cầu quan trọng nhất đối với nhà sản xuất là phải đầu tư dây chuyền làm khuôn và dây chuyền dập thân vỏ xe. Đến nay các dây chuyền này đã được Vinaxuki hoàn tất và đi vào hoạt động. Như vậy việc sản xuất ôtô tại Vinaxuki sẽ bắt đầu từ khâu thiết kế những mẫu xe riêng, làm ra khuôn mẫu, dập ra các chi tiết khung, vỏ, gầm xe, rồi hàn và sơn để tạo nên vỏ, thân xe hoàn chỉnh đối với cả xe tải lẫn xe du lịch. Nói cách khác, đến nay nhiều chi tiết ô tô rất phức tạp Vinaxuki đã có thể đảm nhận được. Theo tính toán với việc tự thiết kế và sản xuất ra khung vỏ xe, gầm xe cùng nhiều linh kiện khác, tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất ôtô của Vinaxuki đã đạt mức 50%.

ỳu;

Mẫu xe 7 chỗ thương hiệu Vinaxuki được thiết kế trên chất liệu nhựa đang dùng máy quét thân vỏ để lấy thông số chuẩn bị tạo khuôn mẫu

Hiện các linh kiện còn phải đi nhập sẽ là động cơ, hộp số, hệ thống truyền động và các trang thiết bị nội thất mà Việt Nam chưa sản xuất được. Nhưng dây chuyền sản xuất động cơ ôtô cũng chuẩn bị được Vinaxuki đầu tư, ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki cho biết đến năm 2013 sẽ có động cơ ôtô do Vinaxuki tự sản xuất. "Vinaxuki sẽ hợp tác với không chỉ 1 công ty Nhật Bản mà còn với nhiều công ty Nhật Bản khác để sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng và ô tô theo công nghệ Nhật Bản mang nhãn hiệu Vinaxuki và nâng tỷ lệ nội địa hoá trên các mẫu ôtô của Vinaxuki lên trên 70%", ông Huyên nói.

Như vậy có thể nói, Vinaxuki đã bắt đầu tiến vào những khâu quan trọng và phức tạp nhất trong sản xuất ôtô, đòi hỏi những hàm lượng công nghệ cao, không còn là lắp ráp giản đơn nữa.

Mô tả ảnh.
Mẫu xe 5 chỗ thương hiệu Vinaxuki chỗ trên mô hình nhựa đã hoàn tất sẽ ra mắt sản phẩm cuối năm 2010.

Để có được những thành quả này hoàn toàn dựa vào nỗ lực của DN. Ông Bùi Ngọc Huyên cho biết, cho đến nay chúng tôi chưa nhận được sự hỗ trợ cụ thể nào từ phía Nhà nước như giảm thuế hay bán mỗi chiếc xe tải cho một số đối tượng sẽ được hỗ trợ 9 triệu đồng. Vốn vay để phát triển công nghiệp ôtô phải chịu lãi suất thị trường, trong khi với nhiều nước chẳng hạn như Trung Quốc chỉ ở mức 5%/năm. Nếu sản xuất ôtô tại Việt Nam được ưu ái như ngành công nghiệp tàu thuỷ thì có lẽ chiếc xe du lịch Việt Nam đã ra đời từ 5 năm trước rồi. Trên thế giới, trong lĩnh vực cơ khí thì công nghiệp đóng tàu chỉ được coi là ngành có công nghệ trung bình còn công nghệ cao phải là sản xuất ôtô du lịch. Trong khi ở Việt Nam đóng tàu thì được ưu ái lớn, ngược lại ôtô thì không.

Dự kiến cuối năm 2010 mẫu xe du lịch 5 chỗ động cơ do hãng Mitsubishi sản xuất tại Trung Quốc, dung tích dưới 2.0L mang thương hiệu Vinaxuki, tỷ lệ nội địa hoá khoảng 50 % sẽ được xuất xưởng và có mặt trên thị trường ôtô Việt Nam. Mẫu xe 7 chỗ có dung tích xi lanh 2.5L dự kiến sẽ xuất xưởng vào cuối năm 2011. Những mẫu xe này ra đời, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu sang Myanmar...

vinaaxuki6.jpg
Phòng thiết kế mẫu xe tại nhà máy Vinaxuki (Mê Linh- Hà Nội)

Đây là những mẫu xe giá rẻ và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Theo ông Huyên, người Việt Nam vốn ưa chuộng sản phẩm ôtô nước ngoài vì vậy việc cho ra đời những mẫu xe du klịch mang thương hiệu Vinaxuki sẽ gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhưng tôi tin tưởng tin với chất lượng đảm bảo và trong khoảng thời gian 5 năm thử thách các mẫu xe này sẽ được người tiêu dùng trong nước chấp nhận.

Việc cho ra đời chiếc xe ôtô thương hiệu Việt Nam phần nào sẽ thoả mãn ước mơ cháy bỏng từ bao lâu nay của những người say mê công nghiệp ôtô.

Theo Vietnamnet

Ford trình làng Fiesta S1600 mới

Hãng Ford tại Anh vừa giới thiệu xe Fiesta phiên bản 2011 với khá nhiều thay đổi.

Bản tiêu chuẩn có 3 cửa, với những trang bị mới kèm theo. Cách phối màu xe cũng là một điểm hết sức chú ý. Fiesta S1600 có vô lăng và cần số bọc da, bộ vành trắng 17 inch tương phản với những đường kẻ sọc trên mui và thân.

Fiesta S1600 là loại xe hatch-back hạng nhỏ.

Chiếc xe được trang bị động cơ 4 xylanh dung tích 1,6 lít thích hợp chạy trong đô thị hoặc các cung đường bằng phẳng. Ngoài ra, Ford còn cho phép khách hàng tăng công suất xe thêm 20 mã lực với động cơ Mountune khi lựa chọn gói nâng cấp.
Lượng xe S1600 bán ra được Ford Anh quốc giới hạn ở con số 650 chiếc với giá tham khảo là 16.645 bảng.

Dưới đây là những hình ảnh ban đầu về S1600:

Xe có 2 cửa bên và một cửa sau.
Những đường kẻ sọc khá nổi bật.
Theo Baodatviet

Hội quán sáng tạo Trung Nguyên!

Xem hình
Có một chốn mà ở đó “dung nạp” những tâm hồn yêu nhạc, giới audiophile mê máy hay dân nghiền café đích thực.


Ở nơi ấy, khi tâm hồn đã bồng bềnh và lãng du cùng những giai điệu đẹp của âm nhạc cổ điển trong không gian mở đầy lôi cuốn, thì cũng là lúc con người có những cảm hứng sáng tạo hết sức tự nhiên. Đó là Hội quán sáng tạo Trung Nguyên.

►►Họa Mi

Tọa lạc trên vị trí đắc địa số 1 của Hà Nội, trong một năm qua, Hội quán sáng tạo Trung Nguyên (HQST) là chốn gặp gỡ của những bạn trẻ yêu thích sự sáng tạo, của dân sành café, đặc biệt của những người yêu nhạc, chơi máy.



Nằm giữa vườn hoàng lan của HQST là tòa nhà rộng khoảng 300m2 có lối kiến trúc và kết cấu độc đáo với sự kết hợp của hai chất liệu: tre và kính. Sự kết hợp đầy sáng tạo này khiến những người mới lui tới lần đầu thường có cảm giác vừa xa lạ, vừa gần gũi, cái cảm giác đủ để níu chân người không chỉ một lần. Công trình này là sản phẩm của một kiến trúc sư trẻ, từng đoạt khá nhiều giải thưởng quốc tế uy tín trong lĩnh vực kiến trúc.



Chưa hết ngỡ ngàng về những nét mới mẻ, phá cách trong không gian kiến trúc, HQST lại tiếp tục gây ấn tượng bằng hệ thống Hi-End đẳng cấp được đặt ở vị trí trung tâm của tòa nhà. Hệ thống này khá quen thuộc với những người từng dự triển lãm hàng điện tử nghe nhìn tại Hà Nội cuối năm 2009 với hai thương hiệu đến từ nước Đức: Acapelle và Einstein.



Có thể nói, giữa không gian tre thuần Việt, sự hiện diện của sản phẩm công nghệ thuộc hàng xa xỉ như cặp loa Acapella Campanile MKII với chiều cao gần 2,5m, trọng lượng khoảng 300kg/chiếc quả không thể ấn tượng hơn. Màu vàng cam của kèn loa trung nổi bật trên nền nội thất nâu sậm của chất liệu tre hun bắt mắt. Có lẽ, ngoài tác dụng là hệ thống tái tạo âm thanh, ở HQST, Acapella Campanile MKII hẳn là món đồ trang trí đắc lợi.



Cặp loa 3 đường tiếng rưỡi này khi phối ghép đúng cách sẽ tái tạo âm thanh sống động và truyền cảm. Nom thanh mảnh và tao nhã, nhưng Campanile MKII có 4 loa bass 25cm đặt trong 4 khoang tách biệt, không ảnh hưởng lẫn nhau khi hoạt động. Với việc điều chỉnh chế độ hoạt động của loa treble ion và loa kèn trung, Campanile MKII luôn có được màn trình diễn tối ưu trong mọi điều kiện phòng nghe. Do đó, các vách kính của HQST trông có vẻ “nguy hiểm” với hệ thống audio, song trong trường hợp này lại vô hại.



Đánh cùng cặp loa trên là hệ thống nguồn phát và ampli của Einstein. Đầu phát CD “The Source” trang bị bộ cơ nổi tiếng CDM2 Pro của Philips và bộ chuyển đổi D/A 24bit với tỷ lệ lấy mẫu 192kHz. Đầu đọc có chất âm giàu nhạc tính, chi tiết, độ động cao và không gian ba chiều ấn tượng.



Hệ thống khuếch đại công suất gồm hai khối mono block The Final Cut MK60 dùng mạch OTL xuất âm trực tiếp. Mỗi khối mono sử dụng 4 bóng 6C33 và 6 bóng E88CC/6922. Dùng mạch OTL, nên Final Cut có độ động đáng nể, song vẫn giữ được độ ấm áp, mềm mại về âm chất như “nữ hoàng” đèn điện tử 300B. Phần pre-ampli là sản phẩm The Tube MKII dùng 18 bóng E88CC/6922 và một bóng ECC82.



Tuy thực sự ấn tượng với hệ thống Hi-End tầm cỡ này, song âm thanh không phải là đích cuối cùng mà HQST muốn mang lại trong không gian này. Sâu xa hơn, đó là âm nhạc, là văn hóa thưởng thức. Chẳng thế mà nơi đây vẫn thường diễn ra các buổi biểu diễn nhạc cổ điển, nhạc jazz quy mô nhỏ. Khách đến thưởng thức café có dịp cảm nhận và so sáng âm nhạc trực tiếp với âm nhạc tái tạo qua hệ thống âm thanh cao cấp, từ đó định hình khái niệm, phong cách chơi máy, nghe nhạc sao cho hiệu quả, tránh những sai lầm, ảo tưởng thường thấy trong không ít dân chơi đồ audio hiện nay.



Theo Nghe Nhìn


Trends TA-10.2: Chiếc hộp thần kỳ

Xem hình
Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, tôi nhận được hộp quà nhỏ xíu từ người bạn thân cùng niềm đam mê audio.


Khi cảm thấy mệt mỏi trong việc lắp đặt và hiệu chỉnh hệ thống âm thanh cồng kềnh, khó phối ghép và kén phòng nghe, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến những thiết bị nhỏ gọn, hiệu quả cao. Đó cũng là triết lý chế tạo sản phẩm của Trends. Với kích thước chưa bằng hai vỏ bao thuốc lá chồng lên nhau, thoạt nhìn tăng âm TA-10.2, nhiều người có cảm giác thiết bị này dành cho những người… thích đùa. Phải chăng TA-10.2 chỉ đơn thuần là sản phẩm hài hước của Trends!

►►Huy Anh

►MÓN QUÀ ĐẦU NĂM

Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, tôi nhận được hộp quà nhỏ xíu từ người bạn thân cùng niềm đam mê audio. Không biết trước món đồ, trong khi kích thước hộp quà chỉ tương đương hai vỏ bao thuốc lá, tôi đoán trong đó chứa một số phụ kiện để có thể nâng cấp dàn máy nhanh chóng và dễ dàng như các chân giảm chấn cho thiết bị hoặc một số đầu jack chất lượng cao cho hệ thống dây dẫn.



Song khi mở ra, tôi khá bất ngờ khi nhìn thấy chiếc hộp nhỏ xíu, có trọng lượng nặng vài trăm gram. Nếu không có dòng chữ Trends – Innovative Hifi Audio được in trên vỏ hộp, hẳn tôi sẽ tưởng đây là sản phẩm DIY mà anh bạn ngẫu hứng chế tạo để dành tặng cho tôi. Nhưng hóa ra đó là ampli khuếch đại Class T của hãng Trends Audio – hãng điện tử có tuổi đời khá trẻ (thành lập năm 2006) chuyên sản xuất ampli Class T của Hồng Kong.

Ampli TA 10.2 của Trends có công suất khá khiêm tốn (15W/kênh) với bộ nguồn một chiều riêng biệt. Nhờ công nghệ kỹ thuật số Class T của Tripath mà Trends có khả năng ứng dụng và cho ra mắt dòng sản phẩm khuếch đại âm thanh Class T với công nghệ đặc biệt trong thiết kế mạch và lựa chọn linh kiện, cho âm thanh chất lượng cao với chi phí thấp.

Ampli sử dụng mạch khuếch đại class-T độc quyền của Trends

Mạch Class T lần đầu được đăng ký dưới thương hiệu của Tripath trong lĩnh vực công nghệ ứng dụng khuếch đại âm thanh. Đây là thiết kế cải tiến từ mạch Class D – mạch khuếch đại kỹ thuật số, với các đặc điểm chính như: tăng cường khả năng kiểm soát scheme nhằm tạo hiệu suất cao hơn và chất lượng khuếch đại tín hiệu audio cao hơn. Những tín hiệu kiểm soát trong ampli Class T có thể được tính toán để sử dụng tín hiệu xử lý kỹ thuật số hoặc tín hiệu tương tự.

Với đặc điểm khuếch đại tín hiệu bằng mạch kỹ thuật số, ampli Class T thường không xuất hiện các sò công suất, biến áp hay những tụ nguồn kích thước lớn hoặc kèm theo những hệ thống tản nhiệt cồng kềnh mà thay vào đó là bản mạch khuếch đại đơn giản, một số tụ, trở và mạch triết áp. Với Trends Audio, hãng âm thanh chuyên sản xuất ampli công suất nhỏ cho dòng loa có độ nhạy cao hoặc ampli, pre-ampli dùng cho head-phone, thiết kế càng trở nên khác biệt với toàn bộ sản phẩm được đặt trong các khối chassic nhỏ đến khó tin (tương đương chieeschamburger loại nhỏ).



Ứng dụng công nghệ Class T, TA 10.2 có hiệu suất hoạt động rất cao (lên đến 90%). Do đó, trong quá trình vận hành, ampli tỏa rất ít nhiệt. Có lẽ TA 10.2 là ampli tích hợp đơn giản nhất mà tôi từng biết với duy nhất một đường tín hiệu vào với chân cắm mạ vàng, có khả năng tương thích với các loại dây tín hiệu RCA chất lượng cao. Một trong những yếu tố khiến ampli có được kích thước nhỏ gọn như vậy là do nhà sản xuất đã tách bộ nguồn ra ngoài nhằm hạn chế can nhiễu giữa các linh kiện nguồn và các linh kiện khuếch đại, giúp người chơi có thể dễ dàng nâng cấp nguồn.

Tuy thuộc loại thiết bị rẻ tiền, song TA 10.2 cũng được trang bị các tụ điện tiêu chuẩn, đảm bảo cho nguồn tín hiệu âm thanh đầu vào tốt nhất có thể khi đi vào ampli. Loại tụ “Trends” MKP này chỉ ứng dụng trên TA 10.2 của Trends Audio.

Có kích thước khiêm tốn, nhưng thiết kế của TA 10.2 không thua kém ampli chất lương cao với các mạch bảo vệ quá tải do dòng, quá tải do nhiệt độ được lắp đặt trong máy. Bên cạnh đó, đường tín hiệu vào cũng được sử dụng như một đường vào của preampli khiến TA 10.2 có thể hoạt động như ampli công suất riêng rẽ, tiện cho việc nâng cấp phần tiền khuếch đại.

Ở khá nhiều audiophile, cuộc “đua” thiết bị đã biến họ thành những “cổ máy” đốt tiền với suy nghĩ thường trực: tiền nào của nấy, càng nhiều tiền, thiết bị càng có khả năng trình diễn thuyết phục. Dĩ nhiên, triết lý này không sai do các thiết bị hi-end có giá thành cao thường cho âm thanh hấp dẫn, nhưng chưa thật chính xác. Với sự phát triển của công nghệ, các hãng sản xuất có thể chế tạo các thiết bị với giá thành hạn chế, nhưng lại cho chất lượng vượt trội, âm thanh không thua kém thiết bị gần mác hi-end và kèm theo nhiều “chuẩn” do các hiệp hội đưa ra. Một trong những hãng tiêu biểu theo xu hướng “đồ rẻ tiếng hay” là Trends, nơi có những con người đã nghiên cứu và cải tiến mạch Class D ngay khi nó ra đời từ những năm 1990 dưới “triều đại” của Tripath. Để từ dó, chế tạo những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao với giá thành thấp mà hầu hết người tiêu dùng bình dân có thể chi trả.

►TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Một trong những khuyến cáo của Trends và một số nhà bình luận âm thanh từng đưa ra trước đây, đó là người nghe nên dùng… thuốc an thần trước khi nghe thử sản phẩm của Trends! Điều này đồng nghĩa với việc những âm thanh mà Trends mang đến luôn vượt quá tưởng tượng của người nghe, nếu chỉ xét trên hình thức và giá tiền.



Việc lắp đặt TA 10.2 khá dễ dàng do bộ nguồn tự động điều chỉnh dòng từ 100V đến 220V cho phép người chơi cắm trực tiếp thiết bị vào bất cứ nguồn điện nào mà không phải qua bộ đổi điện. Tuy nhiên, khi đấu dây loa, tôi gặp phải một số trở ngại nhỏ xuất phát từ tiết diện khá nhỏ hẹp của thiết bị. Với bộ jack càng cua, nếu lắp theo hướng thông thường, thì không thể gạt được nút power để đóng nguồn cho máy, buộc phải đấu các đầu (+) từ trên xuống theo chiều thẳng đứng. Ngược lại, đầu (-) lại không đấu được như vậy do phần đế của TA 10.2 quá thấp. Vì thế, 2 đầu (-) phải cắm vuông góc từ hai phía sườn của ampli mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, nhưng có đôi chút ảnh hưởng về thẩm mỹ.

Sau hơn một tháng phối ghép TA 10.2 với cặp loa Triangle Celius 202 có độ nhạy khá cao 92dB và đầu đọc CD Audio Analogue Settanta để ampli có thời gian chạy rà, tôi quyết định dành thời gian để thẩm định thiết bị một cách nghiêm túc.

Ấn tượng đầu tiên mà TA 10.2 tạo ra cho người nghe là sự trong trẻo, sạch sẽ. Có lẽ điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi ampli khuếch đại theo mạch kỹ thuật số thường có chất âm như vậy. Tiếng violin của Anne Sophie Mutter trong album Carmen Fantasie êm và khá ngọt, kể cả khi hệ thống chơi với âm lượng lớn, nhưng vẫn không có hiện tượng gắt hoặc chói. Tuy nhiên, độ ấm, mộc của nhạc cụ là điều tôi chưa thấy trong màn trình diễn của Trends. Sauk hi nghe một số bản cổ điển, tôi có cảm giác không gian của TA 10.2 chưa đủ rộng để tái tạo chân thực dàn nhạc lớn với những thể loại hoành tráng. Tuy nhiên, với những bản solo, duo nhạc cụ cổ điển, việc tái hiện không khí, tinh thần của bản nhạc lại không phải là thách thức quá lớn với chiếc hộp nhỏ xinh này.



Ở âm lượng trung bình, tốc độ và khả năng kiểm soát của TA 10.2 khá tốt, ngay cả với các bản nhạc có tiết tấu nhanh và phối âm tương đối phức tạp như bản Giao hưởng số 2 và số 4 của Sostakovic. Tuy nhiên, khi đẩy âm lượng lên cao, TA 10.2 mất khả năng kiểm soát khiến âm thanh hơi rối do ampli có công suất khá hạn chế. Nhược điểm này có thể được khắc phục nếu phối TA 10.2 với những cặp loa có kích thước trung bình, độ nhạy trên 94dB.

Trung âm và dải tần cao là thế mạnh của thiết bị mang đến âm thanh ngọt và trong. Tuy nhiên, ampli này khó thuyết phục được người nghe thích âm bass sâu, mạnh mẽ và có lực. Âm bass của TA 10.2 khá nhẹ và thường không xuống được sâu, song khả năng tái hiện và kiểm soát trung trầm của ampli này khá tốt. Với đặc điểm âm thanh như vậy, TA 10.2 khá phù hợp với các thể loại nhạc nhẹ, hòa tấu hoặc vocal.

Có lẽ, với những audiophile khó tính hoặc đang sở hữu hệ thống phức tạp và đắt tiền, Trends TA 10.2 chỉ là món đồ chơi ngộ nghĩnh. Nhưng với những người có nhu cầu thưởng thức âm nhạc theo cách nhẹ nhàng trong không gian khiêm tốn, thì ampli này là lựa chọn không tồi, đặc biệt với giá bán chưa đến 200USD.

Theo Nghe Nhìn


BlueLounge's neat charging tray

0refreshbl01.jpg

For me, the whole point of buying the device in the middle was so I wouldn't have to carry the devices on either side, and wouldn't need a charging tray like this one; but if I had roommates or an Eternal Roommate (i.e. a Mrs. Hipstomp) and needed multiple charging stations, I'd probably scoop up one of BlueLounge's Refresh models.

0refreshbl02.jpg
0refreshbl03.jpg

I like the clean design, the tidy, neatly-labeled cable solutions and the cover-up tray. I probably wouldn't buy it in pink though. Er, unless the Eternal Roommate demanded it.

0refreshbl04.jpg

"Get the pink one or sleep on the couch, your choice."